Hướng dẫn sử dụng cầu nâng một trụ rửa xe ô tô GO&GO

0
1716

Hướng dẫn sử dụng cầu nâng một trụ rửa xe GO&GO

1. CẤU TẠO

Cầu nâng một trụ rửa xe ô tô được cấu tạo nên bởi các thành phần: Ty ben, Thanh gánh, Bàn Nâng, Bình dầu thủy lực, Đường ống dẫn dầu thủy lực

  • Ty Ben Nâng: Cấu tạo dạng pittong với đường kính Pittong trong 270mm, vỏ ngoài có đường kính 370mm. Cả hệ thống được làm từ các ống thép có độ dày 8mm. Bề mặt ty ben nâng được mạ lớp mạ Crom cứng chắc chống trầy xước.
  • Thanh gánh: Thanh gánh được làm từ thép tấm nguyên khối có độ dày 5cm. là bộ phận nối giữ hai bàn nâng với ty ben, có tác dụng gánh toàn bộ trọng lực của bàn nâng và xe ô tô khi được nâng lên
  • Bàn nâng: bàn nâng là bộ phận trên cùng của hệ thống cầu nâng, có tác dụng là bộ phận bộ phận máng cầu cho xe ô tô đứng cố định trên đó để có thể nâng xe lên cao.
  • Bình nhớt thủy lực: Là bộ phận không thể thiếu của hệ thống cầu nâng, chứa 150 lit nhớt thủy lực. Bình nhớt thủy lực được đặt cách vị trí ty ben khoảng cách tối đa 4 mét, được nối với ty ben bởi đường ống dẫn nhớt bằng ống thép.

2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

Cầu nâng một trụ rửa xe ô tô hoạt động theo nguyên lý khí nén thủy lực. Hoàn toàn không sử đụng điện nên rất an toàn trong môi trường nước. Khí nén được cấp từ máy nén khí đi vào bình thủy lực, nén dầu xuống ty ben và nâng bàn nâng xe lên.

3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

  • Khi sử dụng cầu một trụ cần kiểm tra các vật xung quanh trước khi nâng, hạ cầu.
  • Chú ý chạy xe cân bằng giữa cầu để trách ảnh hưởng tới phốt cầu (Khi xe đứng lệch một phía, cầu bị nghiêng một bên dễ gây mòn phốt cầu lâu ngày sẽ làm hở phốt xì dầu).
  • Cung cấp đủ khí nén để nâng cầu hiệu quả nhất.
  • Khi cầu nâng được nâng lên tối đa, cần khóa ngay van hơi vào và van dầu.
  • Thay dầu cho cầu nâng nếu thấy hiện tượng cầu không đạt công suất.
  • Sử dụng lọc nước khí nén cho cầu để tăng tuổi thọ cho cầu nâng.
  • Bàn nâng phải được kiểm tra định kì để tránh các trường hợp ăn mòn gây gãy cầu.
  • Không sử dụng cầu để nâng các dòng xe quá khổ, quá tải trọng.
  • Không nâng cầu khi thấy các hiện tượng xì dầu, xước ty ben.
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt ty ben nâng trước khi hạ cầu xuống.
  • Cuối ngày làm việc nâng cầu lên cao vệ sinh sạch sẽ ty ben nâng, sau đó thoa một lớp dầu 50w lên bề mặt ty ben để bảo vệ và đảm bảo cho việc nâng hạ cầu được dễ dàng.
  • Khóa van nhớt khi cầu nâng lên hết hoặc hạ xuống hết
  • Cuối ngày làm việc cần vệ sinh sạch sẽ cầu nâng, nâng bàn nâng lên cách mặt đất 10cm để tránh đọng nước.

4. VỆ SINH BẢO DƯỠNG CẦU NÂNG.

Trong quá trình sử dụng cầu nâng một trụ rửa xe nhất thiết cần thực hiện các công việc bảo dưỡng như sau để nâng cao thời gian sử dụng của cầu và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:

  1. Vệ sinh thường xuyên tại vị trí tiếp xúc ty ben với mặt sàn: Tại vị trí này đất – cát từ các xe được rửa sẽ đọng lại trong quá trình rửa xe. Đất cát sẽ bám vào mặt ty ben, nếu không được vệ sinh thường xuyên, việc lên xuống của cầu nâng kéo theo đất cát sẽ làm tầy xước ty ben và rách các phốt bụi và phốt nhớt của cầu nâng, gây ra xì nhớt và không đảm bảo an toàn cho việc nâng hạ xe ô tô.
  2. Kiểm tra nhớt định kỳ sau các khoảng thời gian sử dụng 6 tháng 1 lần: Nhớt dùng cho cầu nâng thường không phải thay thế trong suốt quá trình sử dụng trong các điều kiện bình thường. Nhớt cầu chỉ phải thay thế hoặc bổ sung trong các trường hợp sự cố xảy ra như việc bể ống dẫn nhớt hoặc bị nước nhiễm vào hệ thống. Việc kiểm tra định kỳ thường xuyên giúp phát hiện sớm các sự cố hỏng hóc của hệ thống đường ống dẫn, hệ thống phốt nhớt của cầu, giúp sớm khắc phục để đảm bảo sự an toàn trong quá trình hoạt động.
  3. Phốt cầu nâng: Cầu nâng có hai loại phốt là phốt bụi và phốt nhơt. Phốt cầu nâng được làm bằng cao su, nên trong môi trường nước và hóa chất cao su dễ biến chất trở nên cứng và gio dễ hỏng gây mất an toàn cho việc nâng xe. Do vậy các loại phôt cầu cần được thay thế định kỳ để đảm bảo sự an toàn trong vận hành và sử dụng.
  4. Bàn nâng: Bàn nâng của hệ thống cầu nâng rửa xe ô tô được làm bằng thép tấm có độ dày 8mm. Bàn nâng làm việc trong môi trường nước và hóa chất nên việc bị han gỉ hay ăn mòn diễn ra rất nhanh. Việc kiểm tra định kỳ hằng ngày giúp sớm phát hiện các điểm bị ăn mòn để khắc phục giúp kéo dàu tuổi thọ của bàn nâng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  5. Vị trí xe đứng trên cầu: điều này đặc biệt quan trọng, khi xe đứng lệch về một chiều của cầu nâng, trọng lượng xe sẽ kéo bàn nâng xuống gây ra hiện tượng cong bàn nâng. Đồng thời kéo lệch ty ben về một phía khiến cầu lên xuống gặp khó khăn và gây mòn nhanh phốt cầu. Các nguyên nhân này sẽ dẫn đến việc hỏng hóc và giảm tuổi thọ của cầu, gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Để khắc phục tình trạng này nhân viên rửa xe cần hướng dẫn xe lên cầu đúng vị trí cân bằng để đảm bảo an toàn.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here